Khách hàng cá nhân thường không cần lấy hóa đơn khi mua hàng nên các doanh nghiệp thường sẽ không chú ý đến việc xuất hóa đơn cho những đối tượng này. Vậy trong trường hợp cần xuất hóa đơn điện tử cho khách hàng không có mã số thuế (khách lẻ), kế toán viên cần lưu ý những gì và xử lý ra sao?
1. Khi nào hóa đơn điện tử không nhất thiết phải có đủ nội dung?
Mã số thuế là một nội dung cần có để đảm bảo hóa đơn điện tử được lập chính xác. Tuy nhiên, cũng có một vài trường hợp hóa đơn điện tử xuất cho khách hàng cá nhân không bắt buộc phải bao gồm đầy đủ nội dung.
Các trường hợp như vậy được quy định tại Điều 14, Nghị định 123. Theo đó:
Không nhất thiết phải có chữ ký điện tử của người mua trên hóa đơn điện tử, bao gồm cả trường hợp lập HĐĐT khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ cho khách hàng ở nước ngoài.
- HĐĐT của cơ quan thuế cấp theo từng lần phát sinh không bắt buộc phải có chữ ký số của người bán, người mua.
- HĐĐT bán hàng tại siêu thị, trung tâm thương mại mà người mua là cá nhân không kinh doanh thì hóa đơn bắt buộc phải có tên, địa chỉ, mã số thuế của người mua.
Riêng HĐĐT bán xăng dầu cho khách hàng là cá nhân không kinh doanh thì không nhất thiết phải có các chỉ tiêu:
- Tên hóa đơn, ký hiệu mẫu số hóa đơn;
- Ký hiệu hóa đơn, số hóa đơn;
- Tên, địa chỉ, mã số thuế của người mua, chữ ký điện tử của người mua;
- Chữ ký số, chữ ký điện tử của người bán, thuế suất thuế GTGT.
HĐĐT là tem, vé, thẻ: không nhất thiết phải có các nội dung:
- Chữ ký số của người bán (trừ trường hợp tem, vé, thẻ là HĐĐT do cơ quan thuế cấp mã);
- Tiêu thức người mua (tên, địa chỉ, mã số thuế);
- Tiền thuế, thuế suất thuế GTGT.
Chứng từ điện tử dịch vụ vận tải hàng không xuất qua website và hệ thống thương mại điện tử được lập theo thông lệ quốc tế cho người mua là cá nhân không kinh doanh được xác định là HĐĐT thì trên hóa đơn không nhất thiết phải có:
- Ký hiệu hóa đơn, ký hiệu mẫu hóa đơn;
- Số thứ tự hóa đơn
- Thuế suất thuế giá trị gia tăng
- Mã số thuế, địa chỉ người mua
- Chữ ký số của người bán.
>>> Tham khảo: Báo giá hóa đơn điện tử, Tra cứu hóa đơn điện tử.
2. Xuất hóa đơn điện tử cho khách hàng không có mã số thuế như thế nào?
Liên quan đến vấn việc xuất hóa đơn điện tử cho khách hàng không có mã số thuế, kế toán viên có thể dựa theo quy định tại khoản 5, điều 10, Nghị định 123 về tên, địa chỉ, MST của người mua để áp dụng.
Cụ thể:
“Trường hợp người mua không có mã số thuế thì trên hóa đơn không phải thể hiện mã số thuế người mua. Một số trường hợp bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ đặc thù cho người tiêu dùng là cá nhân quy định tại khoản 14 Điều này thì trên hóa đơn không phải thể hiện tên, địa chỉ người mua.
Trường hợp bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ cho khách hàng nước ngoài đến Việt Nam thì thông tin về địa chỉ người mua có thể được thay bằng thông tin về số hộ chiếu hoặc giấy tờ xuất nhập cảnh và quốc tịch của khách hàng nước ngoài.”
Như vậy, căn cứ theo quy định hiện hành, đối với khách hàng cá nhân không có mã số thuế, khi thực hiện xuất hóa đơn điện tử cho khách, có thể BỎ TRỐNG trường thông tin này.
>>> Tham khảo: Lợi ích của phần mềm hóa đơn điện tử Auto-Invoice
Lời kết
Trên đây là những lưu ý khi xuất hóa đơn điện tử cho khách hàng không có mã số thuế, hy vọng Auto-Invoice đã mang lại thông tin hữu ích cho độc giả.
Ngoài ra, để được tư vấn và được miễn phí khởi tạo hóa đơn điện tử Auto Invoice, quý độc giả vui lòng liên hệ liên hệ đến phòng tư vấn dịch vụ của Auto Invoice qua:
Tư vấn dịch vụ: 028.7300.1069
Hỗ trợ kỹ thuật: 028.7300.1069
Email: lienhe@autoinvoice.vn
Đội ngũ Auto Invoice trân trọng!