Chính phủ vừa ban hành Nghị định 41/2022/NĐ-CP (NĐ 41) sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 123/2020/NĐ-CP (NĐ 123) ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định về hóa đơn, chứng từ và Nghị định số 15/2022/NĐ-CP (NĐ 15) ngày 28/01/2022 của Chính phủ.
Tháo gỡ kịp thời các khúc mắc về việc lập hoá đơn bán hàng, để giảm thuế giá trị gia tăng theo chính sách thuế sẽ tạo thuận lợi cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp và các tổ chức, cá nhân. Auto-Invoice sẽ cùng quý độc giả tìm hiểu trong bài viết này!
Chi tiết cụ thể về Nghị định 41

Cụ thể, NĐ 41 sửa đổi bổ sung theo hướng trường hợp cơ sở kinh doanh khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ áp dụng các mức thuế suất khác nhau, thì trên hóa đơn GTGT phải ghi rõ thuế suất của từng hàng hóa, dịch vụ. Trường hợp cơ sở kinh doanh khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ thì trên hóa đơn bán hàng phải ghi rõ số tiền được giảm theo quy định.
Như vậy, việc ban hành NĐ 41 là nhằm tháo gỡ các vướng mắc trong lập hóa đơn đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng giảm thuế GTGT xuống 8%.
Bên cạnh đó, NĐ 41 cũng ban hành thông báo về việc tiếp nhận và kết quả xử lý về việc hóa đơn điện tử đã lập có sai sót theo Mẫu số 01/TB-HĐSS thay thế Mẫu số 01/TB-SSĐT Phụ lục IB ban hành kèm theo NĐ 123 ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định về hóa đơn, chứng từ.
NĐ 41 cũng nêu rõ, trường hợp từ ngày 1/2/2022 đến ngày NĐ 41 có hiệu lực, cơ sở kinh doanh đã thực hiện theo quy định tại Điều 2 của NĐ này thì vẫn được giảm thuế GTGT và không phải điều chỉnh lại hóa đơn, không bị xử phạt vi phạm hành chính về thuế và hóa đơn. NĐ 41 có hiệu lực kể từ ngày ký 20/6/2022.
Trước đó, Chính phủ đã ban hành NĐ 15 quy định giảm 2% thuế suất thuế GTGT từ ngày 01/02/2022 đến hết ngày 31/12/2022 đối với các nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng mức thuế suất thuế GTGT 10% (còn 8%) trừ một số hàng hóa, dịch vụ.
Tuy nhiên, trong quá trình triển khai, Bộ Tài chính nhận được một số phản ánh vướng mắc về quy định tại Khoản 4 Điều 1 NĐ 15 về việc lập hóa đơn riêng đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng giảm thuế GTGT. Theo đó, việc quy định phải lập hóa đơn riêng cho hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng giảm thuế GTGT thì mới được áp dụng thuế suất 8% theo phản ánh của DN là làm tăng chi phí của DN, vì đối với cùng một khách hàng, thay vì lập 1 hóa đơn ghi nhiều thuế suất khác nhau (5%, 8%, 10%) thì DN phải lập 2 hóa đơn (1 hóa đơn ghi thuế suất 8% và 1 hóa đơn ghi các thuế suất khác).
Do vậy, NĐ 41 đã sửa đổi, bổ sung nhằm để tháo gỡ các vướng mắc trong việc lập hóa đơn đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng giảm thuế GTGT, đảm bảo phù hợp với các nội dung trên hóa đơn.
Theo Tạp chí Thuế Nhà nước.
Lời kết
Trong bài viết này, Auto-invoice đã cùng quý độc giả gỡ vướng cho doanh nghiệp trong thực hiện về lập hoá đơn để giảm thuế GTGT xuống 8%.
Nếu còn thắc mắc nào liên quan đến Hóa đơn điện tử, quý khách vui lòng liên hệ đến phòng tư vấn dịch vụ của Auto-Invoice qua:
Tư vấn dịch vụ: 028.7300.1069
Hỗ trợ kỹ thuật: 028.7300.1069
Email: lienhe@autoinvoice.vn
Liên hệ ngay Auto-Invoice để được tư vấn và hỗ trợ tất cả các dịch vụ liên quan tới Hóa đơn điện tử.
Chúc quý khách hàng và độc giả thành công.
Auto-Invoice trân trọng!